Bé 1 tuổi có sức đề kháng yếu nên rất dễ ốm vặt, trong đó phổ biến nhất là tình trạng sổ mũi. Vậy khi bé 1 tuổi bị sổ mũi mẹ cần làm gì? Hãy tìm hiểu từ A – Z thông tin bệnh lý và cách chăm sóc phù hợp giúp trẻ sớm hồi phục trong bài viết dưới đây nhé!

Nước mũi của trẻ xuất hiện khi nào?
Mẹ có biết? Chảy nước mũi chính là cách cơ thể tự bảo vệ trước những tác động xấu từ môi trường bên ngoài! Dịch mũi có tác dụng giống như một “tấm lưới” giúp giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, ngăn không cho chúng đi sâu xuống họng. Khi phát hiện có “vật thể lạ” xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ béo tin cho các tế bào trong mũi tăng tiết chất nhầy. Lúc này, khoang mũi sẽ chứa đầy loại chất lỏng, khiến chúng trào qua lỗ mũi, dẫn đến hiện tượng sổ mũi. Cùng lúc đó, hệ miễn dịch đã xóa sổ được tác nhân gây bệnh và lớp chất nhầy sẽ dần quay về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, đôi khi hệ miễn dịch cho phản ứng sai các tế bào mà nó phải tấn công gây ra hiện tượng sổ mũi kéo dài khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các tác nhân khiến bé 1 tuổi bị sổ mũi
Trẻ 1 tuổi bị sổ mũi thường sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài thì có thể do các tác nhân sau:
- Trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh: Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, bé sẽ gặp các triệu chứng như sốt, sổ mũi, ho, hắt hơi,… Ở trẻ có hệ miễn dịch yếu, tình trạng này có thể dai dẳng và kéo dài đến hàng tuần
- Dị ứng: Trẻ sống ở môi trường khói bụi, ô nhiễm hay thường xuyên tiếp xúc với phấn hoa, lông vật nuôi có thể bị sổ mũi kéo dài
- Viêm xoang: Bé 1 tuổi bị sổ mũi màu xanh có thể là biểu hiện của viêm xoang. Nếu không điều trị kịp thời, viêm xoang ở trẻ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết, viêm não,… Vì vậy, ngay khi xuất hiện triệu chứng, ba mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời

Màu sắc nước mũi của bé 1 tuổi nói lên điều gì?
Màu sắc và độ đặc của nước mũi sẽ giúp mẹ nhận biết bé đang gặp vấn đề gì. Hãy chú ý đến vấn đề này nhé!
- Nước mũi trong: Đây là tín hiệu tốt bởi cơ thể trẻ hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu nước mũi tiết nhiều, kèm theo triệu chứng hắt xì, ngứa mũi thì đây có thể được xem là dấu hiệu của cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng
- Nước mũi trắng, đục: Độ ẩm trong mũi mất cân bằng có thể khiến dịch mũi đục hơn. Lúc này, bé yêu có thể đang bị nhiễm lạnh, cần được giữ ấm cơ thể
- Nước mũi màu vàng: Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chiến đấu với vi khuẩn, virus. Một khi bị tiêu diệt, xác chúng sẽ biến thành màu vàng và hòa trong dịch mũi
- Nước mũi màu xanh: Tương tự như trường hợp nước mũi màu vàng, dịch nhầy màu xanh là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hoạt động mạnh mẽ để chống tác nhân gây bệnh bằng cách điều động bạch cầu đa nhân tới. Theo đó, bạch cầu đa nhân có màu xanh. Đây là lý do vì sao bé 1 tuổi bị sổ mũi màu xanh
Trẻ 1 tuổi bị chảy nước mũi có nguy hiểm không?
Trong năm đầu đời, bé rất hay ốm vặt và phổ biến nhất là tình trạng sổ mũi. Phần lớn bé 1 tuổi bị sổ mũi không đáng lo ngại và thường tự khỏi. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan, không can thiệp và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp biến chứng nguy hiểm.
Đầu tiên, sổ mũi kéo dài khiến trẻ khó thở, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, bỏ ăn. Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, sổ mũi còn gây nguy hiểm hơn nhiên. Bởi lúc này, mũi bé rất nhỏ, chưa có khả năng tự xì mũi nên khiến chất dịch ứ đọng, gây khò khè, khó thở, quấy khóc, bỏ bú.

Đặc biệt, trẻ 1 tuổi bị chảy nước mũi kéo dài còn khiến niêm mạc bị viêm nhiễm, gây nguy cơ viêm tai giữa, viêm xoang. Thậm chí dẫn tới nhiều biến chứng tai mũi họng nguy hiểm hơn.
Cách chăm sóc bé 1 tuổi bị sổ mũi
Trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu nên dăm bữa, nửa tháng bị ốm vặt là chuyện thường tình. Nhưng làm cha, làm mẹ khi thấy bé ho một tiếng thôi cũng sốt ruột rồi. Hơn nữa, bé bị sổ mũi còn làm ảnh hưởng đến ăn uống, giấc ngủ nên nhiều bậc phụ huynh thường sốt sắng tìm mua kháng sinh cho bé uống liền.
Thế nhưng, bạn có biết không, đa phần nguyên nhân gây sổ mũi cho bé là virus. Trong khi đó, thuốc kháng sinh chỉ có thể chống được vi khuẩn. Vì vậy, đừng vội mua kháng sinh cho trẻ mà chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến kết quả của lần điều trị sau.
Dưới đây là một số cách mẹ có thể áp dụng tại nhà để chăm sóc bé 1 tuổi bị sổ mũi:
Làm sạch mũi và giữ ấm cơ thể cho bé
Khi bé bị sổ mũi hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp, nếu không được vệ sinh mũi đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm amidan. Các mẹ nên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Nên tìm mua dung dịch tại các hiệu thuốc tây để đảm bảo an toàn cho bé. Bên cạnh đó, khi bé 1 tuổi bị sổ mũi, mẹ cần chú ý không để trẻ bị lạnh. Bởi điều này khiến tình trạng ở trẻ trở nên tồi tệ hơn. Nên giữ ấm vùng cổ, bụng, lòng bàn tay, bàn chân, nhất là vào ban đêm.

Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống
Nhà cửa phải sạch sẽ, phòng ngủ phải thông thoáng sẽ giúp tình trạng sổ mũi của trẻ sớm khỏi. Bên cạnh đó, phụ huynh cần hạn chế cho bé tiếp xúc với người bị cúm để tránh khiến bệnh trở nặng và lâu khỏi hơn.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Khi bé 1 tuổi bị sổ mũi thường dễ nôn trớ và lười ăn. Vì vậy, mẹ hãy nấu cho bé ăn các món dễ tiêu, mềm, giàu dinh dưỡng để giúp tăng đề kháng. Ưu tiên cho bé ăn những thực phẩm giàu kẽm và sắt như rau màu xanh đậm, trứng, thịt gà, thịt bò,… hạn chế món chiên, rán nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, luôn đảm bảo cung cấp cho bé 4 nhóm chất, đa dạng bữa ăn, cách chế biến để kích thích vị giác của bé.

Bổ sung nước đầy đủ
Uống nước đầy đủ không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng mất nước mà còn cải thiện sổ mũi hiệu quả. Nước có thể làm loãng, phá vỡ kết cấu của chất nhầy, giúp trẻ hô hấp, thở dễ dàng hơn. Mẹ nên cho bé uống nước ấm, nước trái cây, súp hoặc sữa. Không nên cho bé uống nước đá, nước ngọt có gas,.. bởi có thể gây đau họng, ho.
Mách mẹ cách rửa mũi cho bé đúng chuẩn
Khi bé 1 tuổi bị sổ mũi, dùng nước muối sinh lý rửa mũi là việc làm cần thiết và phải được thực hiện hàng ngày để hạn chế sinh sôi vi khuẩn và phòng ngừa viêm nhiễm. Dưới đây là các bước vệ sinh mũi cho bé:
- Bước 1: Chuẩn bị khăn mềm, nước muối sinh lý có nồng độ NaCl 0.9%
- Bước 2: Mẹ rửa tay thật sạch sẽ để tránh lây nhiễm
- Bước 3: Dùng dịch cụ hút mũi để hút sạch dịch nhầy trong mũi bé
- Bước 4: Đặt trẻ nằm nghiêng, đầu thấp, mông cao. Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào hốc mũi trẻ. Chờ 5 giây rồi nhẹ nhàng dùng ngón tay day cánh mũi để gỉ mũi bong ra hết
- Bước 5: Đưa đầu ống của lọ nhỏ nước muỗi vào lỗ mũi của trẻ và bóp nhanh để dung dịch từ lỗ mũi này chảy qua lỗ mũi bên kia và cuốn theo dịch mũi. Lưu ý, mẹ không nên bóp quá mạnh sẽ khiến bé dễ bị sắc
- Bước 6: Đặt trẻ nằm thẳng lại, kê đầu cao hơn người để nước mũi còn lại chảy ra. Dùng khăn mềm lau sạch là được
Trên đây là những thông tin về tình trạng bé 1 tuổi bị sổ mũi. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp ích cho các mẹ trên hành trình chăm sóc bé yếu. Theo dõi Betapnoi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Cụm từ tìm kiếm: bé 1 tuổi bị sổ mũi, trẻ 1 tuổi bị chảy nước mũi, trẻ 1 tuổi bị sổ mũi, trẻ 1 tuổi sổ mũi,…