Có nên cho trẻ uống tăng sức đề kháng trong mùa bệnh không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp băn khoăn này!
- Top 11 loại trái cây tăng sức đề kháng cho bé
- 9 cách tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ
Hiểu đúng về vai trò của sức đề kháng
Trước khi giải đáp “có nên cho trẻ uống tăng sức đề kháng không?”, hãy cùng Betapnoi tìm hiểu về vai trò của sức đề kháng đối với trẻ nhỏ nhé!
Sức đề kháng hay rộng hơn là hệ miễn dịch là một mạng lưới phức tạp của các tế bào và protein giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hệ thống miễn dịch lưu trữ hồ sơ về mọi vi trùng mà nó đã từng đánh bại để có thể nhận ra và tiêu diệt một cách nhanh chóng nếu nó xâm nhập trở lại.
Các bộ phận chính của hệ miễn dịch là: tủy xương, tuyến ức, lá lách, hệ thống bạch huyết, hệ thống bổ thể, kháng thể và tế bào bạch cầu. Chúng cư trú tại khắp nơi trên cơ thể, cung cấp khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Sự bảo vệ này được gọi là khả năng miễn dịch. Một khi sức đề kháng bị suy giảm, nhất là ở trẻ nhỏ, cơ thể sẽ không đủ khả năng chống đỡ nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Có 2 loại miễn dịch:
- Miễn dịch bẩm sinh: Hay còn được gọi là miễn dịch không đặc hiệu hoặc miễn dịch tự nhiên, đề cập đến khả năng đề kháng bẩm sinh của cơ thể và được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ khi chào đời, trẻ đã nhận được lượng kháng thể nhất định từ mẹ truyền sang đủ để phòng vệ trong những tháng đầu. Loại miễn dịch này mang lại khả năng chống lại bất kỳ vi sinh vật hoặc vật thể nào mà vật chủ gặp nó. Sức đề kháng bẩm sinh được cấu thành bởi các thành phần bên trong cơ thể, chẳng hạn như mồ hôi, da, niêm mạc, dịch nhầy, đại thực bảo,…
- Miễn dịch thu được: Đề cập đến khả năng miễn dịch được vật chủ phát triển trong cơ thể của nó sau khi tiếp xúc với kháng nguyên thích hợp hoặc sau khi chuyển giao kháng thể hoặc tế bào lympho từ người cho miễn dịch. Ngoài ra, khả năng miễn dịch này còn có được khi “vay mượn” từ một nguồn khác, chẳng hạn như vắc xin, vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ, sữa,… Tuy nhiên, loại miễn dịch này thường có tác dụng trong thời gian ngắn và chỉ phòng được một số bệnh nhất định.
Có nên cho trẻ uống tăng sức đề kháng không?
Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe, nhằm phòng ngừa sự tấn công của tác nhân gây bệnh. Hơn thế nữa, miễn dịch bẩm sinh, cụ thể là được truyền từ mẹ sang con chỉ có “thời hạn” trong 6 tháng đầu đời, tức là kết thúc sau khi trẻ cai sữa. Do đó, trẻ cần “vay mượn” miễn dịch từ những nguồn khác để đảm bảo cơ thể luôn được bảo vệ và phát triển toàn diện.
Vậy đáp án cho thắc mắc “có nên cho trẻ uống tăng sức đề kháng không?” là CÓ. Đây là việc nên làm để trẻ được học tập, vui chơi và khám phá thế giới xung quanh trong một “vòng tròn” an toàn.
Sản phẩm tăng đề kháng giúp bổ sung cho bé những vitamin và khoáng chất thiếu hụt mà cơ thể chưa tổng hợp đủ. Từ đó giúp hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể tối đa khỏi tác nhân gây hại. Không những vậy, uống tăng đề kháng còn giúp bé ăn uống ngon miệng, ngủ đủ giấc hơn, từ đó giúp thúc đẩy sự phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên chỉ tập trung vào những lợi ích sản phẩm mang lại mà bổ sung cho bé quá nhiều. Bất kỳ một sản phẩm bổ sung hay thuốc điều trị đều có chỉ dẫn liều lượng thích hợp. Cha mẹ tuyệt đối không được lạm dụng, bởi việc uống tăng đề kháng quá liều có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Ở trẻ nhỏ, điều này có thể gây ra các tình trạng như chán ăn, tiêu chảy, tăng huyết áp, béo phì,…
Đặc biệt, “có nên cho trẻ uống tăng đề kháng?”, thực tế không phải trẻ nào cũng cần sử dụng. Việc bổ sung các sản phẩm tăng đề kháng chỉ được dùng trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như trẻ sinh non, trẻ không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, trẻ thường xuyên mắc các bệnh về tiêu hóa, dinh dưỡng hay trẻ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân,… Do đó, để có đáp án chính xác “có nên cho trẻ uống tăng sức đề kháng không?”, tốt nhất cha mẹ nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên gia.
Cách tăng hệ đề kháng tự nhiên cho trẻ
Chủ động tìm hiểu ngay 5 cách tăng đề kháng tự nhiên cho trẻ dưới đây:
Cho trẻ bú mẹ
Khi còn trong bụng mẹ, bé được nhận những dưỡng chất từ cơ thể mẹ chuyển sang, bao gồm kháng thể. Khi chào đời, nguồn bổ sung miễn dịch này được truyền sang bằng cách khác, đó chữa là qua đường bú. Sữa mẹ chứa vitamin, khoáng chất và lượng kháng thể dồi dào, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch non nớt của bé. Đây là lý do vì sao, các mẹ bỉm thường được khuyên nên cho bé bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời và duy trì cho đến năm bé 2 tuổi.
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa được ví như cơ quan đầu não thứ 2 của cơ thể. Ngoài chức năng hấp thu, cung cấp dưỡng chất, sự hoạt động ổn định của hệ tiêu hóa còn thúc đẩy tăng cường đề kháng và chức năng não bộ của trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cần bổ sung vào thực đơn của bé nhiều thực phẩm tốt cho tiêu hóa. Chẳng hạn như:
- Rau xanh: súp lơ, cà rốt, khoai lang, cải xoăn, cải bắp, rau bina,…
- Trái cây: chuối, đu đủ, táo, bơ,…
- Thực phẩm giàu kẽm: đậu phộng, khoai lang, lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, củ cải, sò,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai,…
Khuyến khích trẻ vận động
Thông qua các hoạt động ngoài trời, bé sẽ có cơ hội cọ sát với tác nhân bên ngoài. Từ đó giúp hệ miễn dịch dễ dàng thích nghi và nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó, vận động mỗi ngày còn giúp bé tăng cường dẻo dai, giảm nguy cơ béo bì và ăn uống, ngủ nghỉ tốt hơn.
Giúp bé có giấc ngủ ngon
Giấc ngủ đối với trẻ nhỏ rất quan trọng, giúp con thư giãn, phục hồi năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch. Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp bé có thêm năng lượng, sự tỉnh táo để học tập, vui chơi tốt hơn.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
Nhiều bé có thói quen cho tay lên mắt, miệng. Điều này làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm vào cơ thể. Vì vậy, cha mẹ hãy rèn cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng mỗi khi tiếp xúc với “vật thể” lạ nhé!
Trên đây là giải đáp “có nên cho trẻ uống tăng sức đề kháng không?” và những gợi ý cho mẹ tham khảo. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn!